Các thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến trong vận tải hàng không, trong đó có những chữ cái viết tắt, hầu hết đều xuất phát từ tiếng Anh:
- A2A – Airport-to-Airport: vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
- ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế
- ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế
- AWB – Air Waybill: vận đơn hàng không, lại được chia thành MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành) và HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành)
- Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
- Dimensional Weight: Số đo trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
- FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
- FTC – Forwarder’s Certifficate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
- FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu)
- GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
- IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
- NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
- TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận chuyển hàng hóa hàng không, do hãng hàng không công công bố
- POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
- Volume charge: Cước phí vận tải hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trong trọng lượng)
- Weight charge: Cước phí hàng không tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế.
- …..
Giá cước vận chuyển hàng hàng không & Cách tính trọng lượng tính cước
Cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Cước vận chuyển hàng không) sẽ được quy định tại Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association). Với công thức tính cước vận chuyển như sau:
=> Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng hàng hóa
Đơn giá cước được tính ra sao?
Đó là số tiền khách hàng phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng (chẳng hạn 10usd/kg). Các công ty vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng.
Với mỗi loại hàng hóa được quy định theo hàng hóa thông thường, hàng khó mà đơn giá/kg sẽ khác nhau. Ngoài ra khách hàng cũng sẽ được hưởng lợi từ việc chia giá khoảng khối lượng.
VD: Hàng hóa thông thường: 0,5kg; 1kg; 1,5kg; 2kg;…
Hàng hóa có khối lượng cao được chia từ 20 – 30; 35 – 45; 50 – 80;…. Tùy theo đơn vị vận chuyển.
Quy định về khối lượng hàng hóa
Không phải hàng hóa nào cũng có thể đem lên cân được, người ta dùng 2 đại lượng khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích.
Nói cách khác, cước phí sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:
Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight), chẳng hạn lô hàng nặng 200kg
Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Volume / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức: Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000
Ví dụ 1 – Khối lượng thực tế lớn hơn Khối lượng thể tích
Công ty tôi muốn chuyển lô hàng gồm 2 kiện, mỗi kiện nặng 40kg và có kích thước là 40 x 40 x 40 (cm). Cách tính như sau:
Khối lượng thực tế (AW): 2 x 40 = 80kg
Khối lượng thể tích (DW): 2 x (40 x 40 x 40) / 6000 = 21.33 kg
Khối lượng thực tế lớn hơn nên sẽ được lấy làm khối lượng tính cước: 80kg
Ví dụ 2 – Khối lượng thực tế nhỏ hơn Khối lượng thể tích
Công ty bạn muốn vận chuyển 5 thùng hàng, mỗi thùng nặng 30kg và có kích thước 80x50x60 (cm). Vậy ta tính như sau:
Khối lượng thực tế (AW): 5 x 30 = 150kg
Khối lượng thể tích (DW): 5 x (80 x 50 x 60) / 6000 = 200kg
Do DW lớn hơn AW, nên khối lượng tính cước sẽ lấy theo DW, nghĩa là 200kg
Cách tính khối lượng thể tích của các hãng chuyển phát nhanh
Khối lượng thể tích = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao / 5000
Báo giá cước vận chuyển hàng không
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Quý khách cung cấp cho Goldwell Logistics một số thông tin cần thiết sau đây để được báo giá cước vận chuyển nhanh chóng:
- Tên hàng, số lượng, trọng lượng
- Tên sân bay đi & đến
- Số kiện, kích thước kiện (Dài x rộng x cao)cm
- Ngày dự kiến giao hàng
- MSDS – nếu hàng hóa chất, hàng nguy hiểm.
- Và các thông tin liên quan khác nếu có.
Hoặc quý khách có thể liên hệ theo
Hotline/Zalo: 0934-171-588 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Dịch vụ vận chuyển (tải) hàng hóa đường hàng không trọn gói
- Dịch vụ bay trực tiếp từ Việt Nam đi các cảng hàng không trong khu vực Châu á với thời gian vận chuyển (tải) trong vòng 24 giờ.
- Dịch vụ bay chuyển tải áp dụng cho các tuyến xa như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi…, thời gian vận chuyển từ 3-4 ngày.
- Dịch vụ bay nhanh, bảo đảm hàng hóa vận chuyển trong vòng 36 giờ đối với các tuyến xa như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi.
- Dịch vụ kết hợp vận chuyển đường biển và đường hàng không nhằm giảm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo hàng hóa đến đúng thời gian yêu cầu.
- Dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng thực phẩm tươi sống theo quy định của hiệp hội hàng không quốc tế.
- Dịch vụ vận chuyển hàng nhập từ tất cả các sân bay trên thế giới về Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
- Dịch vụ vận chuyển hàng nội địa từ các sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) tới các sân bay Đà Nẵng (DAD), Nội Bài (HAN) với thời gian ngắn nhất.